CHUYÊN NGÀNH CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG
1. Ngành đào tạo: KỸ THUẬT XÂY DỰNG
2. Chuyên ngành: Cơ sở hạ tầng giao thông (Transport Infrastructure)
3. Trình độ đào tạo: Đại học hệ chính quy
4. Cấp bằng: Kỹ sư chất lượng cao được Châu Âu, Bắc Mỹ và Việt Nam công nhận tương đương trình độ thạc sỹ.
5. Yêu cầu về kiến thức:
Có kiến thức nền tảng vững chắc về khoa học cơ bản, khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại:
+ Các môn khoa học cơ bản: Toán, Lý, Hóa.
+ Các môn khoa học cơ sở: Sức bền vật liệu, Cơ học kết cấu, Cơ học môi trường liên tục, Cơ học chất lỏng, Phương pháp Phần tử hữu hạn, Động lực học, Cơ học đất, Vật liệu xây dựng, Kết cấu thép, Kết cấu bê tông cốt thép, Nền móng công trình, Vẽ kỹ thuật, Âm học, Nhiệt học …
+ Các môn khoa học chuyên ngành: Móng và tường chắn, Thiết kế cầu, Duy tu cầu, Công trình ngầm, Thiết kế đường, Thiết kế đường sắt, Hạ tầng sân bay…
Có kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, hiểu biết về pháp luật Việt Nam, hiểu biết về an ninh quốc phòng: Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Pháp luật đại cương, Giáo dục quốc phòng, Khung luật.
Có kiến thức và khả năng tự rèn luyện về thể chất: Giáo dục thể chất.
Hiểu biết về kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh: Cơ sở quản trị kinh doanh, Kinh tế đại cương, Kế toán quản trị, Chiến lược và tổ chức xí nghiệp, Bảo hộ sáng chế, Kinh tế vận tải, quản lý nguồn nước, quản lý công trường, Kế hoạch và tổ chức công trường,…
Có kiến thức rộng về khoa học kỹ thuật, về hệ thống, chiến lược và quản lý thuộc lĩnh vực chuyên ngành đào tạo.
6. Yêu cầu về kỹ năng:
Kỹ năng cứng:
– Có kỹ năng tư vấn thiết kế chuyên sâu các công trình thuộc chuyên ngành cơ sở hạ tầng giao thông;
– Có kỹ năng tư vấn thiết kế các chuyên ngành khác của Xây dựng công trình nói chung;
– Có kỹ năng thi công, giám sát thi công, lập biện pháp kỹ thuật, tiến độ thi công và quản lý công trường;
– Kỹ năng sử dụng các phần mềm phục vụ tính toán thiết kế, lập tiến độ thi công;
– Sử dụng thành thạo 2 ngoại ngữ Pháp, Anh.
Kỹ năng mềm:
– Có kỹ năng học và tự học;
– Có kỹ năng giải quyết vấn đề;
– Có kỹ năng làm việc theo nhóm;
– Có kỹ năng giao tiếp và ứng xử;
– Có kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc;
– Có kỹ năng thuyết trình;
– Có kỹ năng lắng nghe;
– Có kỹ năng tư duy sáng tạo.
7. Yêu cầu về thái độ:
– Có ý thức trách nhiệm công dân, chấp hành pháp luật của Nhà nước.
– Có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp.
– Có ý thức phấn đấu nâng cao trình độ và học tập suốt đời.
– Có tác phong làm việc chuyên nghiệp, năng động, bản lĩnh, hợp tác thân thiện phục vụ cộng đồng.
8. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Người học sau khi tốt nghiệp sẽ đảm nhiệm vị trí kỹ sư cầu đường tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến việc quản lý, qui hoạch, thiết kế và xây dựng đường và xây dựng cầu, sân bay, …
Ngoài ra, người học sau khi tốt nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi sang làm tại các ngành khác thuộc khối kỹ thuật xây dựng công trình mà không gặp khó khăn do có kiến thức cơ bản tốt và đã được đào tạo nhiều môn trong ngành có liên quan.
9. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập ở bậc sau đại học trong chuyên ngành đào tạo hoặc phát triển sang các ngành khác thuộc khối kỹ thuật xây dựng công trình.
Có nhiều cơ hội đi học tập nâng cao ở các nước phát triển do có kiến thức cơ bản, cơ sở và chuyên ngành tốt; trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp) đủ để đáp ứng được yêu cầu của các chương trình học bổng sau đại học của chính phủ Việt Nam cũng như của nước ngoài. Hơn nữa, chương trình kỹ sư chất lượng cao liên kết đào tạo với nhiều trường đại học của Pháp (trường Lycée Louis Le Grand, trường Cầu đường Paris, trường Trung tâm Paris, Viện Khoa học ứng dụng Lyon, trường đại học Cơ khí và Kỹ thuật hàng không, Viện Bách khoa quốc gia Grenoble, Đại học điện lực) nên hồ sơ của sinh viên kỹ sư chất lượng cao dễ được các trường nói trên chấp nhận.
Các sinh viên giỏi của Chương trình kỹ sư chất lượng cao sau 3 năm đầu học tập có thể được tuyển chọn sang học tiếp 2 năm cuối tại các trường đại học của Pháp và bảo vệ tốt nghiệp tại Pháp (chương trình song bằng theo học bổng Eiffel của Pháp hay học bổng Eramus+ của châu Âu).
10. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo
Chương trình đào tạo cơ bản (2 năm đầu): hợp tác với trường Lycée Louis Le Grand -Paris (Pháp) xây dựng.
Chương trình đào tạo cơ sở và chuyên ngành (từ năm thứ ba trở đi): hợp tác với trường Đại học Cầu đường Paris – Ponts Paris Tech (Pháp) xây dựng.
CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT ĐÔ THỊ
1. Ngành đào tạo: KỸ THUẬT XÂY DỰNG
2. Chuyên ngành: Kỹ thuật đô thị (Urban Engineering)
3. Trình độ đào tạo: Đại học hệ chính quy
4. Cấp bằng: Kỹ sư chất lượng cao được Châu Âu, Bắc Mỹ và Việt Nam công nhận tương đương trình độ thạc sỹ.
5. Yêu cầu về kiến thức:
Có kiến thức nền tảng vững chắc về khoa học cơ bản, khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại:
+ Các môn khoa học cơ bản: Toán, Lý, Hóa.
+ Các môn khoa học cơ sở: Sức bền vật liệu, Cơ học kết cấu, Cơ học môi trường liên tục, Cơ học chất lỏng, Phương pháp Phần tử hữu hạn, Động lực học, Cơ học đất, Vật liệu xây dựng, Kết cấu thép, Kết cấu bê tông cốt thép, Nền móng công trình, Vẽ kỹ thuật, Âm học, Nhiệt học…
+ Các môn khoa học chuyên ngành: Cung cấp nước, Xử lý nước thải, Giao thông đô thị, Đường xá và hệ thống tín hiệu, Hình thái học đô thị, Năng lượng và Viễn thông, Quy hoạch đô thị…
Có kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, hiểu biết về pháp luật Việt Nam, hiểu biết về an ninh quốc phòng: Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Pháp luật đại cương, Giáo dục quốc phòng, Khung luật.
Có kiến thức và khả năng tự rèn luyện về thể chất: Giáo dục thể chất.
Hiểu biết về kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh: Cơ sở quản trị kinh doanh, Kinh tế đại cương, Kế toán quản trị, Chiến lược và tổ chức xí nghiệp, Bảo hộ sáng chế, Kinh tế vận tải, quản lý nguồn nước, quản lý công trường, Kế hoạch và tổ chức công trường, …
Có kiến thức rộng về khoa học kỹ thuật, về hệ thống, chiến lược và quản lý thuộc lĩnh vực chuyên ngành đào tạo.
6. Yêu cầu về kỹ năng:
Có kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết, đủ khả năng xử lý công việc chuyên môn và nghiên cứu một cách độc lập, sáng tạo.
Có kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, đa ngành và trong môi trường quốc tế.
Có kỹ năng thu nhận, xử lý và truyền đạt thông tin, chú trọng các khả năng ứng dụng tin học và sử dụng thành thạo 2 ngoại ngữ Pháp, Anh.
Kỹ năng cứng:
– Có kỹ năng tư vấn thiết kế chuyên sâu các hệ thống kỹ thuật đô thị và qui hoạch đô thị;
– Có kỹ năng tư vấn thiết kế các chuyên ngành khác của Xây dựng công trình nói chung;
– Có kỹ năng thi công, giám sát thi công, lập biện pháp kỹ thuật, tiến độ thi công và quản lý công trường;
– Kỹ năng sử dụng các phần mềm phục vụ tính toán thiết kế, qui hoạch và lập tiến độ thi công;
– Sử dụng thành thạo 2 ngoại ngữ Pháp, Anh.
Kỹ năng mềm:
– Có kỹ năng học và tự học;
– Có kỹ năng giải quyết vấn đề;
– Có kỹ năng làm việc theo nhóm;
– Có kỹ năng giao tiếp và ứng xử;
– Có kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc;
– Có kỹ năng thuyết trình;
– Có kỹ năng lắng nghe;
– Có kỹ năng tư duy sáng tạo.
7. Yêu cầu về thái độ:
– Có ý thức trách nhiệm công dân, chấp hành pháp luật của Nhà nước.
– Có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp.
– Có ý thức phấn đấu nâng cao trình độ và học tập suốt đời.
– Có tác phong làm việc chuyên nghiệp, năng động, bản lĩnh, hợp tác thân thiện phục vụ cộng đồng.
8. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Người học sau khi tốt nghiệp sẽ đảm nhiệm vị trí kỹ sư đô thị tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến việc quản lý, qui hoạch, thiết kế và xây dựng đô thị,…
Ngoài ra, người học sau khi tốt nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi sang làm tại các ngành khác thuộc khối kỹ thuật xây dựng công trình mà không gặp khó khăn do có kiến thức cơ bản tốt và đã được đào tạo nhiều môn trong ngành có liên quan.
9. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường
Có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập ở bậc sau đại học trong chuyên ngành đào tạo hoặc phát triển sang các ngành khác thuộc khối kỹ thuật xây dựng công trình.
Có nhiều cơ hội đi học tập nâng cao ở các nước phát triển do có kiến thức cơ bản, cơ sở và chuyên ngành tốt; trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp) đủ để đáp ứng được yêu cầu của các chương trình học bổng sau đại học của chính phủ Việt Nam cũng như của nước ngoài. Hơn nữa, chương trình kỹ sư chất lượng cao liên kết đào tạo với nhiều trường đại học của Pháp (trường Lycée Louis Le Grand, trường Cầu đường Paris, trường Trung tâm Paris, Viện Khoa học ứng dụng Lyon, trường đại học Cơ khí và Kỹ thuật hàng không, Viện Bách khoa quốc gia Grenoble, Đại học điện lực) nên hồ sơ của sinh viên kỹ sư chất lượng cao dễ được các trường nói trên chấp nhận.
Các sinh viên giỏi của Chương trình kỹ sư chất lượng cao sau 3 năm đầu học tập có thể được tuyển chọn sang học tiếp 2 năm cuối tại các trường đại học của Pháp và bảo vệ tốt nghiệp tại Pháp (chương trình song bằng theo học bổng Eiffel của Pháp hay học bổng Eramus+ của châu Âu).
10. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo
Chương trình đào tạo cơ bản (2 năm đầu): hợp tác với trường Lycée Louis Le Grand – Paris (Pháp) xây dựng.
Chương trình đào tạo cơ sở và chuyên ngành (từ năm thứ ba trở đi): hợp tác với Viện Khoa học ứng dụng Lyon – INSA Lion (Pháp) xây dựng.
CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH THUỶ
1. Ngành đào tạo: KỸ THUẬT XÂY DỰNG
2. Chuyên ngành: Kỹ thuật Công trình thuỷ (Hydraulic Engineering)
3. Trình độ đào tạo: Đại học hệ chính quy
4. Cấp bằng: Kỹ sư chất lượng cao được Châu Âu, Bắc Mỹ và Việt Nam công nhận tương đương trình độ thạc sỹ.
5. Yêu cầu về kiến thức:
Có kiến thức nền tảng vững chắc về khoa học cơ bản, khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại:
+ Các môn khoa học cơ bản: Toán, Lý, Hóa.
+ Các môn khoa học cơ sở: Sức bền vật liệu, Cơ học kết cấu, Cơ học môi trường liên tục, Cơ học chất lỏng, Phương pháp Phần tử hữu hạn, Động lực học, Cơ học đất, Vật liệu xây dựng, Kết cấu thép, Kết cấu bê tông cốt thép, Nền móng công trình, Vẽ kỹ thuật, Âm học, Nhiệt học…
+ Các môn khoa học chuyên ngành: Thiết kế cảng, Thiết kế đập, Thiết kế công trình thủy nông, Thiết kế công trình biển,…
Có kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, hiểu biết về pháp luật Việt Nam, hiểu biết về an ninh quốc phòng: Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Pháp luật đại cương, Giáo dục quốc phòng, Khung luật.
Có kiến thức và khả năng tự rèn luyện về thể chất: Giáo dục thể chất.
Hiểu biết về kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh: Cơ sở quản trị kinh doanh, Kinh tế đại cương, Kế toán quản trị, Chiến lược và tổ chức xí nghiệp, Bảo hộ sáng chế, Kinh tế vận tải, quản lý nguồn nước, quản lý công trường, Kế hoạch và tổ chức công trường,…
Có kiến thức rộng về khoa học kỹ thuật, về hệ thống, chiến lược và quản lý thuộc lĩnh vực chuyên ngành đào tạo.
6. Yêu cầu về kỹ năng:
Có kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết, đủ khả năng xử lý công việc chuyên môn và nghiên cứu một cách độc lập, sáng tạo.
Có kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, đa ngành và trong môi trường quốc tế.
Có kỹ năng thu nhận, xử lý và truyền đạt thông tin, chú trọng các khả năng ứng dụng tin học và sử dụng thành thạo 2 ngoại ngữ Pháp, Anh.
Kỹ năng cứng:
– Có kỹ năng tư vấn thiết kế chuyên sâu các công trình thuộc chuyên ngành công trình thủy, công trình biển;
– Có kỹ năng tư vấn thiết kế các chuyên ngành khác của Xây dựng công trình nói chung;
– Có kỹ năng thi công, giám sát thi công, lập biện pháp kỹ thuật, tiến độ thi công và quản lý công trường;
– Kỹ năng sử dụng các phần mềm phục vụ tính toán thiết kế, lập tiến độ thi công;
– Sử dụng thành thạo 2 ngoại ngữ Pháp, Anh.
Kỹ năng mềm:
– Có kỹ năng học và tự học;
– Có kỹ năng giải quyết vấn đề;
– Có kỹ năng làm việc theo nhóm;
– Có kỹ năng giao tiếp và ứng xử;
– Có kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc;
– Có kỹ năng thuyết trình;
– Có kỹ năng lắng nghe;
– Có kỹ năng tư duy sáng tạo.
7. Yêu cầu về thái độ:
Có ý thức trách nhiệm công dân, chấp hành pháp luật của Nhà nước.
Có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp.
Có ý thức phấn đấu nâng cao trình độ và học tập suốt đời.
Có tác phong làm việc chuyên nghiệp, năng động, bản lĩnh, hợp tác thân thiện phục vụ cộng đồng.
8. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Người học sau khi tốt nghiệp sẽ đảm nhiệm vị trí kỹ sư công trình thủy, công trình biển tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến việc quản lý, qui hoạch, thiết kế và xây dựng công trình thủy, công trình biển (thủy điện, thủy lợi, đê điều, dàn khoan, bến cảng,…).
Ngoài ra, người học sau khi tốt nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi sang làm tại các ngành khác thuộc khối kỹ thuật xây dựng công trình mà không gặp khó khăn do có kiến thức cơ bản tốt và đã được đào tạo nhiều môn trong ngành có liên quan.
9. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường
Có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập ở bậc sau đại học trong chuyên ngành đào tạo hoặc phát triển sang các ngành khác thuộc khối kỹ thuật xây dựng công trình.
Có nhiều cơ hội đi học tập nâng cao ở các nước phát triển do có kiến thức cơ bản, cơ sở và chuyên ngành tốt; trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp) đủ để đáp ứng được yêu cầu của các chương trình học bổng sau đại học của chính phủ Việt Nam cũng như của nước ngoài. Hơn nữa, chương trình kỹ sư chất lượng cao liên kết đào tạo với nhiều trường đại học của Pháp (trường Lycée Louis Le Grand, trường Cầu đường Paris, trường Trung tâm Paris, Viện Khoa học ứng dụng Lyon, trường đại học Cơ khí và Kỹ thuật hàng không, Viện Bách khoa quốc gia Grenoble, Đại học điện lực) nên hồ sơ của sinh viên kỹ sư chất lượng cao dễ được các trường nói trên chấp nhận.
Các sinh viên giỏi của Chương trình kỹ sư chất lượng cao sau 3 năm đầu học tập có thể được tuyển chọn sang học tiếp 2 năm cuối tại các trường đại học của Pháp và bảo vệ tốt nghiệp tại Pháp (chương trình song bằng theo học bổng Eiffel của Pháp hay học bổng Eramus+ của châu Âu).
10. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo
Chương trình đào tạo cơ bản (2 năm đầu): hợp tác với trường Lycée Louis Le Grand – Paris (Pháp) xây dựng.
Chương trình đào tạo cơ sở và chuyên ngành (từ năm thứ ba trở đi): hợp tác với trường Trung tâm Paris – Ecole Central de Paris (Pháp) xây dựng.
CHUYÊN NGÀNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG
1. Ngành đào tạo: KỸ THUẬT XÂY DỰNG
2. Chuyên ngành: Vật liệu Xây dựng (Matériaux de construction)
3. Trình độ đào tạo: Đại học hệ chính quy
4. Cấp bằng: Kỹ sư chất lượng cao được Châu Âu, Bắc Mỹ và Việt Nam công nhận tương đương trình độ thạc sỹ.
(đang cập nhật…)
P/s: Xem thêm Khung chương trình Đào tạo PFIEV-EGC